ĐÓN NĂM MỚI Ở NHẬT BẢN- OSHOGATSU

Cẩm nang du học

ĐÓN NĂM MỚI Ở NHẬT BẢN- OSHOGATSU

Ở Nhật bản năm mới được gọi là OSHOGATSU là dịp các thành viên trong gia đình tụ họp với nhau, nên tất cả các cửa hàng, văn phòng, cơ quan đều đóng cửa.

Người dân Nhật chào đón OSHOGATSU theo lịch Tây chứ không phải lịch âm như một số nước láng giềng cùng khu vực Châu Á. Tuy mừng năm mới theo lịch dương nhưng “Đất nước hoa anh đào” này lại rất đậm truyền thống dân tộc, nổi bật lên là các hoạt động hay những bữa ăn hết sức độ đáo. Mọi người hãy cùng điểm qua nhé!

 

  • Chuẩn bị đón Tết

Nếu thời gian đón Tết Việt Nam kéo dài từ ngày 23 tháng chạp đến ngày 6 tháng giêng âm lịch ngược lại với Nhật bản là ngày 1 tháng 1 đến ngày 3 tháng 1 dương lịch. Nhưng dù có bận rộn đến mấy thì người Nhật vẫn dành thời gian lau dọn nhà cửa thật sạch sẽ gọi là Susuharai. Theo quan niệm từ xa xưa của người Nhật làm như vậy sẽ giúp gột rửa sự không may mắn của năm cũ và đón chào năm mới với một thể chất, tinh thần tươi mới, sạch sẽ. 

Tục Susuharai –tổng vệ sinh nhà cửa chuẩn bị chào đón năm mới

Tiếp theo đó, mọi người sẽ trang trí Kadomatsu ở hai bên cửa trước nhà với ý nghĩa chào đón sự may mắn năm mới. Ngoài ra, còn có Shimekawa sẽ được trang trí dưới vòm cửa hay trên bàn thờ và wakazari sẽ được đặt trong nhà bếp với ý nghĩa giống như cây nêu ngày tết ở Việt Nam vây.

“ 3 loại bùa may mắn” cho cả năm

Vào đúng thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới đêm giao thừa 31 tháng 12, là một trong ngày quan trọng trong truyền thống người Nhật. Sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày, vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ ăn một bữa tối hoành tráng nhất trong năm. Bữa tối này thường diễn ra vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà, mọi người quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, cùng nhau ăn mỳ Toshikoshi-Soba.

Toshikoshi-Soba là loại sợi mì dài và dai làm từ kiều mạch, gạo. Sợi mì dài tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.

Kết thúc bữa cơm tất niên, gần thời điểm giao thừa, rất nhiều người đổ về các đền điện hay chùa chiền gần nhà để thực hiện nghi lễ Ninenmairi (二年参り). Ninen có nghĩa là 2 năm, còn Mairi có nghĩa là đi để cầu nguyện.

Vào thời điểm này, khắp nơi ở “xứ Phù tang” này các đền thờ Shinto chuẩn bị amazake (một loại rượu truyền thống nhẹ, có vị ngọt) để phát cho mọi người đến đền vào lúc nửa đêm. Đồng thời, các chuông lớn  chùa trên toàn nước Nhật thi nhau cất tiếng. Người ta đẩy một cây gỗ lớn treo trước cái chuông thúc vào chuông làm vang lên âm thanh khắp mọi nơi.

Các thầy sư đang thực hiện nghi lễ vọng chuông

Một Geisha đang thực hiện nghi thức vọng chuông ở một ngôi đền

Tiếng chuông vang lên 108 lần để xua đi 108 ham muốn trần tục khiến con người phải khổ sở, theo như lời răn của đạo Phật. Âm thanh sâu và trầm của tiếng chuông vang đi hàng vạn dặm qua bầu không khí đêm khô và lạnh, thông báo năm cũ đã kết thúc và chào mừng năm mới.

  • Đón mừng năm mới

Rượu amazake

Vào ngày đầu tiên của năm, mọi thành viên của mỗi gia đình sẽ quay quần với nhau bên bữa cơm đầu năm. Đầu tiên mọi người sẽ uống rượu mừng năm mới để trừ tà trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni và món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa.

Mâm cổ ngày tết ở Nhật

Súp Ozoni

Và Osechi là món không thể nào thiếu được

 

Osechi là một hộp đồ nguội lớn đã được chuẩn bị sẵn trước mùng 1 để cả nhà có thể cùng ăn với nhau trong năm mới.Và Osechi còn có 2 điều tối ưu là thứ nhất vì theo quan niệm xa xưa cho rằng nấu nướng trong ba ngày đầu năm mới không tốt cho thần bếp, thứ hai là để giảm những công việc bếp nút cho những bà nội trợ khỏi công việc nấu nướng bận rộn trong những ngày năm mới .Và ngày nay, ở các siêu thị đều có bày bán đủ các loại Osechi.

Ở Việt Nam người ta quan niệm: mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy với Nhật gọi là “ 3 ngày chúc tụng” cấp dưới sẽ đến cấp trên đi chúc Tết cấp trên, bạn bè thân thích và bà con phường xóm cùng chúc tết lẫn nhau. Thêm vào đó, những phong bao lì xì cho bọn trẻ con hay người già.

Bao lì xì mừng tuổi

Và tiếp đến mọi người sẽ đi chùa vào đầu năm mới, với ý nghĩa là cầu mong sức khỏe, may mắn và tài lộc cho cả năm.

Đi chùa đầu năm mới

                                               

 Mọi người cầu nguyện những đều tốt đẹp cho năm mới

Ngoài ra, họ sẽ tổ chức những trò chơi vào dịp đầu năm như là cầu lông Hanetsuki, bài karuta, thả diều Takoane.....

Mọi người đang chơi Hanetsuki

                                              

Bài karuta ngày xưa và nay

     Mọi người vui vẻ chơi thả diều

 Và đến ngày 7/1 người Nhật Bản ăn cháo Nanakusa gayu. Đây là món ăn đặc biệt mà người Nhật Bản cần phải nấu cho xong vào đêm trước. Phong tục ăn Nanakusa gayu đã bắt đầu từ thời Heian và người ta tin rằng nó sẽ mang đến sức khỏe tốt cũng như sự trường thọ.

Với 7 loại thảo mộc như rau cần, rau tề, rau khúc, cỏ có hoa nhỏ màu trắng, cây hoàng liên, củ cải trắng và củ cải tròn.

Chúc mọi người sẽ có "Một năm mới vui vẻ, may mắn và thành công nhé!"

(Nguồn ảnh: Sưu tầm trên Internet)



Có 0 bình luận về Cẩm nang du học

Các tin khác

Đăng ký đi Nhật

Xuất khẩu lao động

Du học

Khu vực

Thời gian du hoc

Họ và tên

Số điện thoại

Email