BIỂU TƯỢNG NGÀY TẾT NHẬT BẢN KADOMATSU - SHIMEKAWA - WAKAZARI

Cẩm nang du học

BIỂU TƯỢNG NGÀY TẾT NHẬT BẢN KADOMATSU - SHIMEKAWA - WAKAZARI

Nhật Bản tuy là một trong những quốc gia thuộc khu vực châu Á - có thể xem là cái nôi của những văn hóa truyền thống, nhưng người dân ở vùng đất này không có phong tục đón tết như hầu hết những nước châu Á lân cận mà họ đón năm năm mới theo lịch dương như các nước phương Tây. Xong không vì thế, mà trở thành “Nhật hóa”, các bạn sẽ thấy một Nhật Bản – đất nước có những nét độc đáo riêng nhưng lại đậm sắc thái của nền phật giáo phương Đông và phong tục truyền thống nơi đây. Hãy cùng Sei Jin khám phá nhé.

Phong tục trang trí “ những vị thần hộ mệnh” cho mọi người suốt cả năm.

1. Kadomatsu

Một cặp Kadomatsu

Kadomatsu có nghĩa là “ Cổng thông” theo truyền thống ở Nhật sẽ được trang trí vào dịp năm mới, và đặt trước cửa nhà thường là một cặp đi đôi, để chào đón linh hồn tổ tiên hoặc “Thần nông” vì theo Thần đạo thì thần linh thường cư trú trong thân cây.

Người ta bắt đầu trang trí nó từ sau khi giáng sinh cho đến tận ngày 7 tháng 1 (vào thời Edo là đến 15 tháng 1 ) người dân sẽ đặt chúng ở cạnh cửa hoặc trước nhà, cửa hàng, công sở….

Kadomatsu trước nhà

   Kadomatsu trước một quán ăn

Kadomatsu thường là cây thông hoặc tre. Tại sao người Nhật lại chọn hai lại cây này nhỉ? Cây thông tượng trưng cho sức sống bất diệt dù cho thời tiết có khắc nghiệt tới đâu, thì vẫn đâm chồi sinh trưởng tốt. Còn cây tre là biểu tưởng của ý chí mãnh liệt bất kể mưa gió vẫn vươn cao mãnh mẽ, giống như tinh thần Samurai của người Nhật từ ngàn xưa và cây này cũng có tác dụng diệt trừ ma quỷ. Vì nười Nhật quan niệm treo những cành thông trong ngày đầu năm mới thì sẽ làm cho gia chủ luôn luôn mạnh khỏe, luôn luôn tươi tốt như cây thông cho dù ở hoàn cảnh nào. Tham khảo: Du học Thụy Sỹ ngành du lịch khách sạn

Tuy mỗi vùng sẽ có một cách bày trí khác nhau, xong nhìn tổng quát nó vẫn có những điểm chung nhất định. Kadomatsu gồm có 3 ống tre vắt chéo trong cùng một cành thông. Ba ống tre được xếp từ cao xuống thấp, tượng trưng cho chiếc thang để đón thần Toshigamisam xuống hạ giới và vào nhà Số cành thông bên ngoài phải là số lẻ bởi vì người Nhật Bản quan niệm hạnh phúc không thể chia đều, và phân phát như vật chất. Nó như một khối thống nhất tròn đầy nên sẽ được duy trì lâu dài chỉ có nỗi bất hạnh mới có thể phân chia ra để mà chấm dứt. Cành thông vào mùa đông lá rất tươi xanh, sắc nhọn tượng trưng sự thanh tao và đầy sức sống, diệt trừ ma quỷ nên người Nhật Bản chọn cành thông.

    

2. Shimekawa

Cũng cùng ý nghĩa là xua đuổi tà mà, quỷ dữ thì Shimenawa cũng được treo trước cửa nhà vào dịp đón chào năm mới và chào đón các vị thần . Shimenawa là những sợi dây được bện bằng rơm và được dán những giấy ngũ sắc xung quanh, nó được dùng để đánh dấu cái gì đó thiêng liêng.

Cách sắp xếp của bó Shimenawa là tùy theo ý của mỗi gia chủ, nhưng chung lại bó Shinmenawa đều mang những màu sắc ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt đẹp, bình yên may mắn luôn hiện diện trong cuộc sống của gia đình của người treo Shimenawa trong ngày đầu năm. Và người Nhật thương treo chúng ở trước cửa nhà.

3. Wakazari

Và Wakazari thì được đặt trong bếp, là một đoạn dây thừng được bện vào nhau thành một vòng tròn phía trên chỗ móc treo được kết với những bó hoa với màu sắc tươi nhưng hài hòa.

                                                     

  Một số loại Wakazari thường thấy ở Nhật

Wakazari treo ở cửa nhà bếp

Và với ý nghĩa là tạ ơn những vị thần lửa, thần nước đã mang lại sự sung túc cho gia chủ, đã cho gia đình những bữa cơm no ấm. Ngoài ra ngày nay vào những ngày đầu năm mới Wakazia còn được treo ở đầu mui xe ô tô, xe đạp để cầu an toàn trong một năm.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mọi người có thêm thông tin bổ ích. 

(Nguồn ảnh: Sưu tầm trên Internet)

 



Có 0 bình luận về Cẩm nang du học

Các tin khác

Đăng ký đi Nhật

Xuất khẩu lao động

Du học

Khu vực

Thời gian du hoc

Họ và tên

Số điện thoại

Email